CHƠI quan trọng thế nào đối với sự phát triển

“Chơi” là một hoạt động cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của trẻ.

Trẻ sẽ chơi các trò chơi phù hợp với độ tuổi và giai đoạn phát triển của não. Thông qua việc chơi, bé sẽ vận dụng trí óc, qua đó giúp phát triển nhiều khả năng như khả năng tư duy, khả năng ghi nhớ, khả năng giao tiếp, v.v…Hãy cùng tìm hiểu tầm quan trọng của việc chơi đối với sự phát triển của trẻ nhé.

🍀“CHƠI” CÓ Ý NGHĨA THẾ NÀO ĐỐI VỚI TRẺ?

“Chơi” đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ, tương đương với các hoạt động ăn, ngủ, bài tiết. Khi chơi trẻ sẽ bị trầy xước, va chạm, từ đó trẻ sẽ suy nghĩ và cố gắng tìm cách để không thất bại nữa. Quá trình này rất quan trọng đối với sự phát triển não trẻ. Có thể người lớn nhìn thấy đó chỉ là chơi thôi. Nhưng thực chất, trẻ gặt hái được nhiều kỹ năng quan trọng thông qua việc chơi. 🍀

LỢI ÍCH CỦA VIỆC “CHƠI”

🌼 1. GIÚP PHÁT TRIỂN CƠ THỂ VÀ NÃO BỘ

– Khi chơi những trò chơi vận động cơ thể chẳng hạn như đuổi bắt, việc chạy nhiều sẽ giúp trẻ tăng cường thể lực, rèn luyện khả năng chuyển động cơ thể linh hoạt, tính nhanh nhẹn, khả năng phán đoán, v.v…

– Vệc tuân thủ luật chơi sẽ giúp trẻ học được tính tập thể, kỹ năng giao tiếp.

– Chỉ là một trò chơi vận động có vẻ đơn giản thôi, nhưng não của trẻ hấp thụ được rất nhiều điều. Trẻ học được cách chạy, cách chạm tay, cách điều khiển cơ thể sao cho không va chạm, không ngã,… Đây đều là những kỹ năng sống rất quan trọng với trẻ. 🌼

2.RÈN LUYỆN TÍNH SÁNG TẠO, TÍNH LINH HOẠT

“Chơi” còn giúp trẻ rèn luyện tính sáng tạo, tính linh hoạt. Trẻ thường có những ý tưởng đột phá mà người lớn không thể nào ngờ được. Đó là do não trẻ rất linh hoạt.

– Để nuôi dưỡng tính sáng tạo, tính linh hoạt, thì trẻ cần được tạo điều kiện chơi tự do.

– Nếu trẻ chỉ chơi theo người lớn, bị bó buộc bởi những quy tắc cứng nhắc thì sẽ không thể nào phát triển tính sáng tạo và linh hoạt.

– Những tố chất này rất khó rèn luyện ở người lớn. Nếu từ nhỏ trẻ được tiếp xúc và sáng tạo nhiều thứ, khi lớn lên trẻ vẫn có thể phát huy được những khả năng này.

🌼 NUÔI DƯỠNG TÍNH TỰ CHỦ

Khi được trải nghiệm nhiều hoạt động chơi, trẻ sẽ hình thành tính tự chủ. “Chơi” khác với “giải trí”. Chơi là hoạt động thường ngày, giúp trẻ tích luỹ nhiều kiến thức. Ngược lại, giải trí không phải là hoạt động thường ngày, những cái tiếp thu được thông qua hoạt động giải trí sẽ không được tích luỹ lại mà sẽ dần mất đi. Chơi là hoạt động tự chủ của trẻ, xuất hiện khi trẻ có tâm trạng “muốn chơi”, “muốn làm thử”. Còn “giải trí” thì mang tính thụ động. Do đó, nếu hiểu nhầm và cho trẻ “giải trí” nhiều chẳng hạn như xem ti vi, điện thoại, chơi đồ chơi chạy bằng pin, trẻ sẽ không phát triển được tính tự chủ mà trở thành thụ động. “Giải trí” cũng quan trọng, nhưng cần phải đặc biệt chú trọng các hoạt động chơi giúp nuôi dưỡng tính tự chủ cho trẻ.

*Tham khảo: https://www.shinga-s-club.jp/column/幼児にとって「遊び」とはなにか/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *